STIC - TRUNG TÂM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

https://stic.com.vn


Hệ thống quan trắc sức khỏe công trình cầu Trần Thị Lý (Giai đoạn 2)

Hệ thống quan trắc sức khỏe công trình cầu Trần Thị Lý (Giai đoạn 2)


HỆ THỐNG QUAN TRẮC SỨC KHỎE CÔNG TRÌNH CẦU TRẦN THỊ LÝ (GIAI ĐOẠN 2)
 

Cầu Trần Thị Lý - công trình biểu tượng của thành phố Đà Nẵng, nối liền khu vực trung tâm thành phố tại vị trí giao cắt giữa đường Duy Tân và đường 2 tháng 9 với đại lộ Sơn Trà Điện Ngọc, phía bên kia bờ đông sông Hàn.

Tổng chiều dài cầu tính tới đuôi hai mố 731m với kết cấu nhịp dầm hộp bê tông cốt thép. Trong đó nhịp chính là nhịp dây văng dài 230m, bố trí một mặt phẳng dây neo với kết cấu nhịp tại giữa dải phân cách, kết hợp với trụ tháp cao 145m và nghiêng 12 độ về phía Tây cầu. Nhịp dẫn là dầm hộp liên tục BTCT DƯL. Mặt cắt ngang cầu có bề rộng khổ cầu Bm=34.5m và phần lan can là 2.9m.

Phạm vi dự án: 
- Điểm đầu dự án: Nằm trên đường Nguyên Văn Linh phía quận Hải Châu.
- Điểm cuối dự án: Nằm trên đường Võ Văn Kiệt phía quận Sơn Trà.
          
Ngày nay đối với các công trình cầu, công tác quan trắc với độ tin cậy cao có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bên cạnh các chỉ tiêu chính là kiểm soát quá trình thi công cũng như phát hiện các hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong quá trình khai thác, quan trắc cầu cũng cung cấp các số liệu định lượng cho công trình cầu, các số liệu có thể được sử dụng phục vụ công tác nghiên cứu, cải tiến phương pháp xây dựng, thiết kế công trình. Trong giai đoạn khai thác, các số liệu quan trắc được sử dụng để đánh giá mức độ phát triển của hư hỏng, xuống cấp, đánh giá năng lực của kết cấu, khả năng ứng xử trong các sự cố hoặc ứng xử bất thường của kết cấu, xây dựng phương án duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo hoạt động bình thường và hoạt động của công trình.
 Kết quả hình ảnh cho structure health monitoring
 
Hiện nay, các hoạt động quan trắc khác nhau cho các cầu nhịp lớn đã được thiết lập tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Tại Việt Nam, hệ thống quan trắc được thiết kế và lắp đặt ở nhiều công trình cầu lớn như: Cầu Nhật Tân, cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý, Cầu Cần Thơ, Cầu Cao Lãnh, Cầu Nhật Lệ 2, Cầu dây văng – Nút giao thông Ngã Ba Huế…; một vài ví dụ liên quan đến hệ thống quan trắc công trình cầu được xây dựng gần đây sẽ được giới thiệu sau đây làm cơ sở so sánh, xây dựng hệ thống quan trắc phù hợp cho cầu dây võng Thuận Phước:

Cầu Trần Thị Lý là công trình cầu nhịp lớn, kể cả các cầu dây văng, dây treo hay cầu vòm được coi là các công trình bán vĩnh cửu, tuy vậy theo thời gian, năng lực kết cấu của công trình sẽ giảm dần do nhiều nguyên nhân khác nhau như phong hóa, rỉ, nứt, cấu kiện liên kết thoái hóa, mỏi và các biến dạng. Bên cạnh đó, trong các trường hợp đặc biệt bất thường như bão, lũ, tai nạn, ứng xử làm việc giới hạn của kết cấu công trình bị thử thách trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Khi đó, hệ thống quan trắc được trang bị và làm việc trong mọi điều kiện sẽ cho phép thu thập các số liệu ứng xử của kết cấu và hổ trợ đánh giá một cách chính xác năng lực làm việc thực tế của kết cấu công trình là rất quan trọng.

Ngoài ra công việc đo đạc, đánh giá sức khỏe của cầu có thể được thực hiện thông qua việc kiểm định đánh giá định kỳ. Tuy nhiên việc này đòi hỏi huy động nhân lực lớn, tốn thời gian và đôi khi còn đòi hỏi cả việc ngừng lưu thông phương tiện trên cầu để thực hiện việc xếp tải, đo đạc, chưa kể bản chất nguy hiểm của công việc này đối với nhân lực tham gia. Thêm vào đó việc kiểm tra đánh giá định kỳ có thể ghi nhận được các hiện tượng nhất thời tại thời điểm diễn ra việc kiểm định

Hệ thống thiết bị và kết nối bao gồm các thành phần sau:
  • Cảm biến (sensors);
  • Cáp truyền tín hiệu từ tất cả các cảm biến này về thiết bị thu dữ liệu;
  • Thiết bị điện tử, vi xử lý, bộ nhớ, bộ xử lý hình ảnh, bộ lưu trữ, hệ điều hành, màn hình, để tích hợp và chuyển đổi tín hiệu trên đường truyền;
  • Các đầu thu nhận tín hiệu lắp đặt dài hạn phục vụ công tác theo dõi trong quá trình sử dụng;
  • Phần cứng và phần mềm máy tính để quản lý các dữ liệu của các cảm biến thông qua một Giao diện Người - Máy tính bằng đồ họa dễ dàng sử dụng (GUI);
Hình ảnh lắp đặt hệ thống:


 

   

       
   

Hình ảnh phần mềm hệ thống:  
         


 


 




Đào tạo chuyển giao công nghệ:
 

Tổng hợp khối lượng:
   
 


Quy trình vận hành, bảo dưỡng, xử lý thông tin cảnh báo
+ Trường hợp thông tin cảm biến xuất hiện cảnh báo, thực hiện các bước xử lý theo quy trình vận hành.  
Trường hợp tín hiệu bất thường.
 
+ Thao tác các bước thực hiện theo quy trình vận hành, kiểm tra tín hiệu có ổn định, theo quy luật bình thường hay không.
+ Trường hợp đã kiểm tra nhưng không khắc phục được, cần liên hệ trực tiếp với Nhà thầu cung cấp để được hổ trợ.

+ Quy trình bảo dưỡng:

 


+ Quy trình vận hành: 



Ngoài ra công việc đo đạc, đánh giá sức khỏe của cầu có thể được thực hiện thông qua việc kiểm định đánh giá định kỳ. Tuy nhiên việc này đòi hỏi huy động nhân lực lớn, tốn thời gian và đôi khi còn đòi hỏi cả việc ngừng lưu thông phương tiện trên cầu để thực hiện việc xếp tải, đo đạc, chưa kể bản chất nguy hiểm của công việc này đối với nhân lực tham gia. Thêm vào đó việc kiểm tra đánh giá định kỳ có thể ghi nhận được các hiện tượng nhất thời tại thời điểm diễn ra việc kiểm định, công việc này không thể bao quát được toàn bộ quá trình vận hành của cầu dưới nhiều điều kiện khác nhau. Mặt khác một số hiện tượng nguy hiểm, chỉ xảy ra dưới một số tổ hợp điều kiện thực tế nhất định ví dụ như hiện tượng dao động của dây treo do gió và mưa kết hợp, những điều kiện đó không thể được tạo ra do con người để phục vụ công việc kiểm định. Vì vậy, việc xây dựng một hê thống quan trắc tự động, cùng một lúc quan trắc được nhiều thông số và vận hành liên tục theo thời gian có thể thu nhập, tích lũy được các dữ liệu quan trọng. Nhờ đó việc quan trắc, đánh giá khả năng làm việc của cầu có thể được toàn diện cũng như có thể sớm nhận ra những bất thường trong kết cấu để có biện pháp phù hợp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc. Đơn vị kiểm tra đánh giá cầu định kỳ nhờ đó mà có nguồn dữ liệu để tham khảo, bổ sung cho các kết quả đánh giá của mình.







 

Tác giả bài viết: KS. Phạm Huy Hùng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây